Đất rừng sản xuất là gì? Khi sử dụng đất rừng thì cần phải lưu ý gì không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải thích cho quý bạn đọc được biết những thông tin chi tiết về khái niệm này. Để giúp cho bạn có thể phân biệt được đất rừng sản xuất với các loại đất lâm nghiệp khác như thế nào.
Khái niệm về đất rừng sản xuất là gì?
Rừng được biết đến là một tài nguyên của đất nước, nó cũng là một quần xã sinh vật khổng lồ. Bao gồm có môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng, đã tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Chính vì những điều này mà mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%. Đây cũng là một trong những tiêu chí về an ninh môi trường vô cùng quan trọng. Rừng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển nó luôn có vai trò mật thiết và quan trọng.
Ở đất nước Việt Nam chúng ta cũng là một nước đang được biết đến là rừng vàng biển bạc. Tuy nhiên, với tình hình khai thác quá mức như thời gian gần đây. Đã dẫn đến sức phá hoại hệ sinh thái rừng ngày càng cao. Dẫn đến việc Nhà nước ta đã ban hành ra các quy định của pháp luật, như là Luật Lâm nghiệp. Rừng có khả năng tái tạo và nó cũng là bộ phận quan trọng đối với môi trường sinh thái. Nó còn đóng góp thêm các giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.
Theo như trong quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Chúng ta có thể hiểu Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp. Nó được sử dụng chủ yếu vào các mục đích như: kinh doanh sản xuất gỗ cây, lâm sản, các động vật rừng,… Ngoài ra, đất rừng sản xuất còn mang một ý nghĩa đó là phòng rừng và bảo vệ rừng.

Đất rừng sản xuất được phân loại như thế nào?
Đất rừng sản xuất hiện nay đang được phân loại gồm có 2 loại chính là:
- Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên nó sẽ bao gồm: rừng tự nhiên được tái sinh bằng cách tự nhiên
- Đất rừng sản xuất là rừng trồng nó sẽ bao gồm: rừng trồng có thể sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước hoặc vốn của chủ sở hữu bỏ ra.

Đất rừng sản xuất có mục đích sử dụng là gì?
Rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu để dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng. Đồng thời sẽ kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đất rừng sản xuất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng tùy theo căn cứ và nhu cầu của người sử dụng đất. Và còn dựa vào quyết định, mục đích sử dụng đất của Nhà nước.

Tìm hiểu về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất
Rừng sản xuất sẽ bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Cho nên quy định Pháp luật về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất nó sẽ bao gồm như sau:
Đất rừng tự nhiên
Đối với rừng tự nhiên theo như trong quy định tại Khoản 33 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Thì đất rừng sản xuất sẽ được giao cho các đơn vị tổ chức quản lý là rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và phát triển. Tuy nhiên, đối với các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Đang sinh sống tại các khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên, nơi chưa có tổ chức quản lý rừng. Mà đang có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng. Thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng. Và được kết hợp để khai thác các lợi ích khác theo như quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đất rừng trồng
Đối với rừng trồng, theo nhu trong quy định tại Khoản 2 Điều 135 của Luật Đất đai 2013. Thì Nhà nước sẽ giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo như quy định sau đây:
Đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Theo như quy định về hạn mức giao đất là không quá 30 hecta. Để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng mà đã vượt qua hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất
Đối với đối tượng là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng
Đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất ở trong các trường hợp tr. Thì sẽ được sử dụng diện tích đất khi chưa có rừng, để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Điều kiện nào để có thể được cấp sổ đỏ cho đất rừng
Theo như quy định trong Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai. Thì chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng. Tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền đó đã được nộp cho Nhà nước. Khi được giao rừng có thu tiền, không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng phải có một trong các giấy tờ sau đây, thì sẽ được cấp Sổ đỏ.
Điều kiện thứ nhất
Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này. Mà trong đó được xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận về quyền sử dụng đất, để trồng rừng sản xuất
Điều kiện thứ 2
Phải có giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng
Điều kiện thứ 3
Có hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán, tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng. Đã được công chứng hoặc chứng thực theo như quy định của pháp luật

Điều kiện thứ 4
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc là các loại giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực từ pháp luật
Điều kiện thứ 5
Ở trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 điều luật này. Mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được các cơ quan, Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận. Phải có đủ điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất theo như quy định của pháp luật đất đai
Điều kiện thứ 6
Đối với các tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn, không có nguồn gốc từ ngân sách của nhà nước. Thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án. Hoặc là giấy chứng nhận về đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều kiện thứ 7
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thực hiện dự án trồng rừng sản xuất, thì phải có quyết định phê duyệt của dự án. Hoặc là có quyết định đầu tư về dự án. Hay là có giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư
Điều kiện thứ 8
Trong trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, đồng thời cũng không là người sử dụng đất. Thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 điều này. Thì phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng. Đã được công chứng hoặc đã được chứng thực theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng phải có bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với trường hợp này thì người sở hữu phải có:
- Giấy tờ chứng minh về giao rừng sản xuất là rừng trồng
- Cung cấp đầy đủ hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho. Hay là hợp đồng về thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng. Đã được công chứng hoặc chứng thực đầy đủ.
- Giấy tờ về bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Hoặc là giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp mà không có giấy tờ, thì thửa đất rừng đó phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận. Đã có đủ điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Mua bán đất rừng sản xuất cần phải có thủ tục gì?
Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất sẽ gồm có những hồ sơ như sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có mảnh đất đó.
- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất bản gốc
- Phải có giấy tờ chứng minh đất đó không có tranh chấp
- Phải có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất phải được công chứng, chứng nhận.
- Phải có các loại giấy tờ khác như: Chứng minh thư nhân dân, sổ Hộ khẩu của người sở hữu.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, sau khi hợp đồng chuyển nhượng đã được hai bên ký kết. Thì cũng cần phải hoàn thành các thủ tục về công chứng theo quy định. Sau đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ làm công việc như sau:
- Đầu tiên, phải nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo Điều 95 của Luật đất đai 2013.
- Sau khi nộp hồ sơ đăng ký biến động thì cơ quan sẽ tiến hành sang tên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất đó.

Lời kết
Trên đây là khái niệm về đất rừng sản xuất là gì? Cùng với đó là điều kiện để có thể được cấp sổ đỏ về quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn đọc.