Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung hay không? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ rất nhiều đối tượng nam nữ chưa đăng ký kết hôn. Nếu bạn cũng đang trong trường hợp này hoặc đang muốn tìm hiểu để nâng cao hiểu biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phần giải đáp ở nội dung bên dưới đây nhé!
Pháp luật quy định ra sao về thủ tục đăng ký kết hôn?
Tại Điều 3 và Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã quy định. Hôn nhân tức là quan hệ của vợ và chồng sau khi kết hôn. Một cuộc hôn nhân theo đúng pháp luật sẽ phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Về độ tuổi: Nam giới đủ 20 tuổi trở lên và nữ giới đủ 18 tuổi trở lên
- Việc kết hôn hoàn toàn là do hai bên tự nguyện quyết định
- Người đăng ký kết hôn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Việc kết hôn không phạm vào một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định. Cụ thể là tại các mục a, b, c, d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình.
Theo đó việc kết hôn phải được đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đơn vị này sẽ cấp giấy chứng nhận mối quan hệ vợ chồng hợp pháp của nam nữ. Nếu cả hai sống chung nhưng không đăng ký kết hôn. Việc kết hôn này sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Đương nhiên cũng sẽ không thể tiến hành ly hôn theo luật định.

Một số quy định về quản lý và sử dụng tài sản chung
Điều 216 Luật Dân sự 2015 quy định về việc quản lý tài sản chung chi tiết như sau:
“Chủ sở hữu chung sẽ cùng quản lý tài sản chung dựa trên nguyên tắc nhất trí. Trừ các trường hợp đã có thỏa thuận khác hoặc có quy định khác của pháp luật”
Cũng theo đó điều 217 của bộ luật này quy định rằng:
- Chủ sở hữu chung theo phần sẽ có quyền khai thác và hưởng lợi từ tài sản chung. Giá trị sẽ tương ứng với phần quyền sở hữu của cá nhân đó. Trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác hoặc có quy định khác của pháp luật
- Các chủ sở hữu chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc khai thác hưởng lợi tài sản. Trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác trước đó.

Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung?
Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, nam nữ chung sống với như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Toàn bộ các tài sản có được trong quá trình chung sống không phải là tài sản chung. Tuy nhiên trong quá trình sống chung như vợ chồng vẫn sẽ có nhiều tài sản của cả hai góp công. Không thể phân định rõ ràng xem ai là người có quyền sở hữu tài sản và khi chia tay. Do đó vẫn cần phải để pháp luật thực hiện phân chia theo quy định. Cụ thể là theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015.
- Thứ nhất: Quan hệ tài sản cũng như nghĩa vụ của hai bên sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên. Nếu không có thỏa thuận thì sẽ giải quyết theo quy định của Luật Dân sự. Kèm theo các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành
- Thứ hai: Việc giải quyết phân chia tài sản chung phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của con cái và phụ nữ. Trên thực tế công việc này cũng là công việc góp phần duy trì đời sống chung. Vì vậy được pháp luật được coi như việc lao động tạo ra thu nhập

Phân chia tài sản chung trong trường hợp không đký kết hôn
Phân chia tài sản chung trong trường hợp không đký kết hôn được quy định tại điều 219. Cụ thể là:
- Trường hợp tài sản sở hữu chung là hiện vật thì nam nữ sống chung có quyền yêu cầu chia tài sản chung này.
- Nếu tài sản chung không phải là hiện vật và không thể phân thể chia. Lúc này nam nữ có thể yêu cầu bán phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trừ các trường hợp giữa hai bên đã có thỏa thuận khác từ trước đó.
- Nếu không thể chia phần quyền sở hữu tài sản hoặc việc phân chia này bị phản đối. Có thể yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu để thực hiện thanh toán.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo được quyền và lợi ích của phụ nữ và con. Đó là những người làm nội trợ hoặc các công việc khác với mục đích duy trì đời sống chung. Khi phân chia tài sản chung đối tượng này cũng được tính là có đóng góp như người đi làm

Thủ tục khởi kiện khi có tranh chấp tài sản chung nếu không đký kết hôn
Việc khởi kiện khi các bên không đạt được sự đồng thuận trong phân chia tài sản không hề hiếm. Đối với các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn đã phức tạp. Thì đối với các cặp nam nữ sống như vợ chồng nhưng không đăng ký còn phức tạp hơn.
Bạn đọc quan tâm cùng xem những thủ tục cần thiết khi nộp hồ sơ khởi kiện nhé:
- Đơn khởi kiện theo mẫu với nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung. Cụ thể theo quy định là mẫu số 23-DS Ban hành cùng Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Đơn này có thể tìm kiếm và tải về trên các cổng thông tin về pháp luật. Hoặc nhận đơn tại các cơ quan Tòa Án có thẩm quyền
- Toàn bộ tài liệu và bằng chứng liên quan đến quyền sở hữu trong quá trình tranh chấp
- Bản sao các loại giấy tờ tùy thân. Gồm Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân. Hộ chiếu (nếu có) và sổ hộ khẩu của người khởi kiện đang yêu cầu phân chia tài sản chung

Trình tự, thủ tục khởi kiện phân chia tài sản chung ra sao?
Trình tự, thủ tục khởi kiện phân chia tài sản chung trong trường hợp không Đk kết hôn như sau:
- Bước 1: Đối tượng có nhu cầu khởi kiện sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đơn kiện. Kèm theo các tài liệu và chứng cứ đã chuẩn bị cho Tòa án.
- Bước 2: Tòa án sẽ tiếp nhận và xem xét đơn khởi kiện về tính hợp lệ. Nếu hợp lệ sẽ thông báo để người khởi kiện đóng tiền tạm ứng án phí. Trường hợp sai quy định hoặc cần tiếp tục bổ sung thêm giấy tờ. Đơn vị sẽ chỉ rõ và thông tin để người khởi kiện được biết
- Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, tòa án sẽ thụ lý và chính thức đưa ra quyết định cho vụ kiện.
- Bước 4: Trải qua quá trình điều tra, phân tích xem xét từ các bằng chứng có được. Sẽ tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm và giải quyết vụ án. Cuối cùng đi đến quyết định bản án cuối cùng

Có nên thuê luật sư trong trường hợp khởi kiện này không?
Đối với những vụ việc có tính chất phức tạp và tài sản chung tranh chấp nhiều. Cá nhân hoàn toàn có thể xem xét tới việc thuê luật sư hỗ trợ. Như vậy sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho khi giải quyết tranh chấp tài sản chung.
Sử dụng dịch vụ này, cá nhân sẽ được:
- Hỗ trợ tư vấn pháp luật về các trường hợp sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp
- Tư vấn hồ sơ và thủ tục khởi kiện phân chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn
- Soạn thảo đơn khởi kiện cũng như chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để khởi kiện cho thân chủ.
- Đại diện cho người khởi kiện tham gia tố tụng và làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền. Mục đích là để giải quyết thỏa đáng và có lợi nhất cho thân chủ trong vụ tranh chấp tài sản
- Trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ trong quá trình xảy ra tranh chấp

Chia tài sản nếu nam nữ cùng chung sống trước 3/1/1987
Nam nữ chung sống như vợ chồng trước 3/1/1987 được quy định theo Khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015. Nội dung cụ thể được trình bày như sau:
- Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nhưng chưa đăng ký kết hôn. Nhà nước sẽ khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hai bên đăng ký kết hôn.
- Nếu có nhu cầu ly hôn và mong muốn phân chia tài sản chung. Việc này sẽ được căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó việc phân chia tài sản sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu không thể thỏa thuận được thì sẽ được giải quyết tại Tòa án.
Nguyên tắc khi phân chia tài sản chung này sẽ được xem xét dựa vào các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh cụ thể của gia đình cũng như của cá nhân người vợ, người chồng.
- Công sức đóng góp của người vợ người chồng vào việc tạo lập và phát triển tài sản chung này.
- Lợi ích chính đáng của các bên trong kinh doanh sản xuất và nghề nghiệp cụ thể. Mục đích là để giúp các bên có thể tiếp tục lao động tạo ra thu nhập cho mình
- Lỗi cụ thể của mỗi bên trong quyền và nghĩa vụ vợ chồng theo luật

Lời kết
Trên đây là thông tin bài viết Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản chung hay không? Trường hợp nam nữ không đăng kết hôn dù chung sống như vợ chồng. Vấn đề phân chia tài sản chung cũng sẽ không được luật hôn nhân và gia đình bảo vệ. Mà đơn thuần chỉ xem xét và xử lý dưới góc độ các mối quan hệ dân sự bình thường.
Có thể thấy việc giải quyết tranh chấp tài sản chung khi không đăng ký kết hôn khá rắc rối. Do đó những ai đã và đang trong tình huống này cần phải tỉnh táo và sáng suốt. Cũng như có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho mình phòng trường hợp xấu xảy ra.
Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin pháp luật hay nhé!