Đối với người dân Việt Nam, việc cúng nhập trạch từ xưa đến này là điều cực kỳ quan trọng. Có thể nói đây là nghi lễ truyền thống không thể thiếu khi các gia đình chuyển về nhà mới. Vậy quá trình nhập trạch gia chủ cần phải lưu ý điều gì để đảm bảo “đại cát đại lợi”? Cùng xem ngay những lưu ý khi nhập trạch sau để việc thực hiện được suôn sẻ, may mắn nhé!
Hiểu thế nào là nhập trạch?
Nhập trạch là thủ tục đầu tiên mà gia đình nào cũng cần làm khi chuyển về nhà mời. Trong quan niệm của người Việt đây là nghi thức không thể thiếu và có ý nghĩa đặc biệt. Về góc độ tâm linh cúng nhập trạch còn là cách thức thể hiện lòng thành đến với tổ tiên. Cũng như đánh dấu một bước khởi đầu mời cho gia đình. Với hy vọng luôn nhận được nhiều bình an, may mắn và tài lộc.
Trong dân gian lễ nhập trạch còn được gọi là lễ về nhà mới. Gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ sửa soạn một mâm lễ để cúng trình báo với tổ địa. Tức vị thần linh cai quản khu vực nơi mà gia đình chuẩn bị dọn đến ở. Từ đó mong rằng sẽ được chiếu cố, phù hộ để cuộc sống được an lành và sung túc.
Từ trước đến này ông bà ta vẫn quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”. Mỗi vùng đất sẽ có một vị thần thổ địa cai quản riêng biệt. Do đó khi chuyển đi hoặc chuyển đến bất cứ đâu đều phải làm lễ trình báo để xin phép. Như vậy thì cuộc sống về sau mới thuận buồm xuôi gió, ít gặp trắc trở

Sửa soạn mâm cúng nhập trạch cần lưu ý điều gì?
Mâm cúng lễ là đại diện cho lòng thành của gia chủ đến tổ tiên và các vị thần linh. Do đó việc chuẩn bị một mâm cúng đủ và đúng vô cùng quan trọng. Để tránh bị thiếu sót trong quá trình sắm sửa, bạn đọc có thể tham khảo mẫu mâm cúng sau:
- Mâm ngũ quả bao gồm một số loại quả sau: chuối, bưởi, cam, quýt, lê, quất, hồng
- Hoa tươi có thể sử dụng hoa huệ, hoa cúc, hoa ngọc lan, hoa hồng
- Nhang thắp, nến cốc
- Một bộ Tam sên/tam sinh (theo tục lệ của người dân Nam Bộ)
- Xôi gà
- Trầu têm ba miếng
- Một đĩa muối, một đĩa gạo, một túi trà
- Ba cút rượu
- Bộ 6 con ngựa đi kèm mũ, kiếm, quần áo, giày
- Tiền giấy, vàng lá mỗi thứ 5 tệp.

Lưu ý khi nhập trạch về quy trình làm lễ
Sau khi đã chuẩn bị xong mâm lễ cũng như chọn được ngày tốt để nhập trạch. Tùy theo vùng miền sinh sống mà các gia đình sẽ có cách làm lễ khác nhau. Tuy nhiên dù được triển khai dưới hình thức nào thì cũng phải tuân thủ 3 bước cơ bản sau:
Bước 1
Đặt một chậu than củi để ở lối cửa chính ra vào của ngôi nhà. Tiếp theo đó là bật hết hệ thống đèn điện của ngôi nhà lên. Gia chủ – người đứng đầu trong gia đình sẽ bê bát hương cúng Thổ Công và đi qua bếp than. Sau khi gia chủ đi qua những thành viên còn lại sẽ mang chiếu, bếp, chổi, muối, gạo, theo sau. Lưu ý là phải tất cả sẽ phải bước chân trái qua trước kể cả những thành viên đi theo sau.

Bước 2
Dâng mâm lễ đã sắm sửa lên bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thổ công/Thổ địa. Phía bên trên chúng tôi đã gợi ý cho bạn đọc mâm lẽ tiêu chuẩn để tham khảo. Lưu ý là khi xếp lễ phải bày trí đồ lễ theo hướng đẹp rồi mới thắp hương khấn lễ. Văn khấn sẽ gồm có hai bài, một bài để khấn gia tiên và một bài để khấn thổ địa.
Quá trình gia chủ đang khấn, phía bên dưới nhà bếp sẽ đun sôi ấm nước từ 5 – 10 phút. Với ý nghĩa là khai bếp dâng trà lên cho ông bà gia tiên và thần linh khu vực.

Bước 3
Sau khi lễ cúng xong xuôi, gia chủ phải ngủ một đêm lại nhà mới để hoàn tất nốt thủ tục. Từ giây phút này thần linh sẽ minh chứng cho sự hiện diện của gia chủ tại nhà mới. Các bước tiếp theo như cất dọn đồ đạc, bài trí đồ dùng có thể tiếp tục triển khai.
Chọn ngày giờ nhập trạch và những lưu ý cần nhớ
Theo quan niệm tâm linh và phong thủy ngày nhập trạch tốt phải đảm bảo được “thiên thời địa lợi”. Chọn đúng ngày giờ nhập trạch sẽ giúp gia chủ và ngôi nhà có được sự hưng thịnh, may mắn. Ngoài ra ngày nhập trạch tốt cũng sẽ giúp cho các thành viên có thêm động lực. Sự hưng phấn để thực hiện những công việc về sau hiệu quả và suôn sẻ hơn.
Vậy khi chọn ngày giờ nhập trạch gia chủ cần phải ghi nhớ những gì?
- Thứ nhất việc chọn ngày giờ nhập trạch phải dựa trên tuổi của gia chủ. Tuy nhiên nếu không có kiến thức về lĩnh vực này sẽ rất khó có được lựa chọn chính xác. Lúc này có thể nhờ đến những chuyên gia hoặc thầy phong thủy
- Thứ hai: Trong trường hợp tuổi gia chủ mượn tuổi để làm nhà. Việc làm lễ nhập trạch phải tiếp tục mượn tên tuổi của người đó. Sau đó sẽ thực hiện các nghi lễ bàn giao, mua bán nhà để ngôi nhà đứng chính chủ
- Thứ ba: Ngày giờ nhập trạch phải là ngày đẹp tính theo âm lịch chứ không phải dương lịch. Tuy nhiên việc này chỉ mang tính chất tương đối nên đôi khi không thể đảm bảo trọn vẹn. Gia chủ cần phải cân nhắc để lựa chọn thời gian cho phù nhất với mong muốn của mình

Những lưu ý khi nhập trạch cần tránh
Bên cạnh những yêu cầu cần có về mâm lễ và chọn ngày nhập trạch chính xác. Sau đây là những lưu ý mà gia chủ và các thành viên cần tránh trong quá trình thực hiện nghi lễ
- Không được để phụ nữ mang thai thực hiện nghi thức cúng nhập trạch. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi
- Mỗi vùng miền sẽ có những bước thực hiện lễ nhập trạch khác nhau. Do đó cần tìm hiểu kỹ nếu gia đình chuyển đến vùng khác sinh sống. Nếu thực hiện sai quy trình cần sử dụng chổi quét lên đồ đạc rồi làm lại
- Trong trường hợp gia chủ phải mượn tuổi để cúng nhập trạch. Nên tránh những người mang tuổi Dần vì đây được coi là tuổi dữ, không tốt cho lễ này.
- Đích thân chủ nhà phải là người cầm bát hương gia tiên và thổ địa vào nhà mới. Những thành viên còn lại sẽ đi theo sau và ngồi phía sau trong quá trình khấn bái.
- Thời gian thực hiện nhập trạch nên diễn ra vào ban ngày, tốt nhất là sáng và trưa. Kiêng kỵ tổ chức nhập trạch hay chuyển dọn nhà vào buổi tối
- Ngày được chọn làm lễ không nhất thiết phải là ngày chuyển dọn nhà. Tuy nhiên gia chủ cần phải ngủ lại ít nhất 1 đêm sau khi làm lễ xong

Lưu ý những điều cần làm khi sau nhập trạch để thu hút tài lộc
Bên cạnh những nội dung mà chúng tôi đã đề cập về cúng nhập trạch ở phía trên. Gia chủ và thành viên trong gia đình cũng nên nhớ những lưu ý sau. Để có thể vui vẻ tận hưởng dấu mốc mới của gia đình cũng như thu hút thêm tài lộc:
Xông nhà mới để xua đuổi tà khí
Xông nhà được xem là công việc đầu tiên khi gia chủ chuyển đến nơi ở mới. Công việc này cực kỳ quan trọng, nhất là với những gia đình chuyển đến chung cư hay nhà cũ. Theo phong thủy đây là hành động xua đuổi tà khí, vận khí xấu đang ẩn nấp trong ngôi nhà. Ông bà ta thường sử dụng nhang thơm, bột trầm, mùi già để xông nhà trừ tà.
Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng khi xông nhà nên mở hết các cửa. Cũng như tuân theo nguyên tắc xông từ trên xuống và chú ý kỹ khu vực góc tường, ẩm mốc. Thực hiện xong hãy bật hết đèn điện trong nhà để gia tăng dương khí. Đồng thời giúp vận khí xấu nhanh chóng bị phân tán.
Hiện nay thị trường có bán rất nhiều các túi xông nhà, tẩy uế vận khí xấu. Gia chủ có thể tìm hiểu và đặt mua về để sử dụng cho thuận tiện

Đem chiếu và bếp nấu vào nhà đầu tiên
Trước khi chuyển dọn đồ dùng đến ngôi nhà mới của mình. Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc nên đặt thứ gì vào nhà đầu tiên. Đương nhiên câu trả lời ở đây chính là bếp nấu và chiếu nằm ngủ. Bởi theo tâm linh đây là hai đồ vật mang tới nhiều dương khí cho ngôi nhà. Lưu ý là không được mang bình nước, chổi hoặc bếp điện vào trước
Vặn nhỏ vòi nước
Trong ngày đầu tiên khi chuyển đến nhà mới, cần đậy hết bồn rửa bát và bồn tắm trong nhà. Tiếp đó vặn vòi nước thật nhỏ để nước chạy ra nhỏ giọt. Điều này sẽ biểu trưng cho sự no đủ tiền tài, gia sản được tích lũy lâu dài bền vững
Treo chuông gió
Sau khi về nhà mới hãy đặt một vài chiếc chuông gió ở một vài nơi trong ngôi nhà. Đây là công cụ thu hút và dẫn dắt dòng khí luân chuyển. Vì vậy chúng thường được treo cửa sổ hoặc cửa phụ ra vào
Người xưa còn cho rằng chuông gió càng có tiếng kêu to càng xua đuổi tà khí tốt. Do đó có thể mang lại mang lại may mắn và bình an cho gia chủ.

Bật điện sáng 3 đêm liên tục
Trong 3 đêm đầu tiên khi chuyển về nhà mới, nên bật hết tất cả đèn điện trong phòng. Điều này để báo hiệu là khu vực này đã có người dương sinh sống. Cũng như giúp do dương khí luôn dồi dào, ổn định để sinh sống về sau.
Lời kết
Trên đây là bài viết Toàn bộ những lưu ý khi nhập trạch gia chủ không nên bỏ qua. Rất mong qua đây bạn đọc đã nắm được việc cúng nhập trạch và ý nghĩa của nó. Cũng như nắm được những điều nên làm và nên tránh trong quá trình chuyển về nhà mới.
Hy vọng bạn và gia đình thực hiện đúng và đủ các nghi lễ trong buổi lễ. Từ đó có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc tại nơi ở mới của mình