Thông tin chi tiết về quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030

Bên cạnh thông tin về quy hoạch đất đai thì các thông tin quy hoạch giao thông của thành phố Hà Nội. Cũng đang chiếm vị trí quan trọng ảnh hưởng chặt chẽ đến thị trường bất động sản nơi đây. Điều này cho thấy, để có thể lựa chọn được dự án vàng thì bạn cũng phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin quy hoạch giao thông. Ngay bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra thông tin chi tiết về quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030 cho bạn đọc tham khảo.

Thông tin quy hoạch chung giao thông Hà Nội đến năm 2030

Nhìn vào bản đồ quy hoạch giao thông của thủ đô từ 2021 đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Chúng ta cũng có thể thấy được mạng lưới giao thông vận tải của thành phố đang được quy hoạch giống như hình mạng nhện. Mà trung tâm của bản đồ quy hoạch này là quận Hồ Hoàn Kiếm. Từ đó tạo ra các vòng tròn đồng tâm xung quanh sẽ là các tuyến đường vành đai. Bao gồm như: Đường vành đai 1, đường vành đai 2, đường vành đai 2.5, đường vành đai 3, đường vành đai 3.5, đường vành đai 4, đường vành đai 5… Các tuyến đường này nhằm kết nối các quận huyện của thủ đô Hà Nội lại với nhau. Đồng thời cũng giúp kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh thành lân cận.

Chắc chắn với việc quy hoạch bài bản như thế này. Ở trong tương lai không xa, khi các tuyến đường này sẽ được triển khai đồng bộ và đi vào hoạt động. Nó sẽ giúp cho các cư dân sinh sống trong khu vực Thủ đô. Cùng như là các vùng lân cận di chuyển, kết nối dễ dàng chưa từng có. Đồng thời kéo theo đó là sự phát triển đồng bộ về cả kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, văn hóa, du lịch, giải trí… Ngay tại các khu vực được quy hoạch. Và dĩ nhiên, thị trường bất động sản nơi đây cũng sẽ được “hưởng lợi” đáng kể từ những quy hoạch này.

Quy hoạch chung giao thông thủ đô
Quy hoạch chung giao thông thủ đô

Thông tin chi tiết về quy hoạch giao thông Hà Nội từ 2021- 2030

Để cho bạn đọc hiểu chi tiết về quy hoạch giao thông của thủ đô, chúng tôi sẽ đưa ra một số các thông tin chi tiết như sau:

Thông tin về quy hoạch tuyến giao thông đường bộ

Đối với tuyến giao thông đường bộ tại Hà Nội đã được đầu tư hoàn thiện mạnh mẽ và đồng bộ. Từ các tuyến đường quốc lộ cho đến tỉnh lộ hướng về trung tâm của đô thị. Trong đó, tất cả các tuyến đường đều được cải tạo và nâng cấp mới. Nhằm đảm bảo cho người dân trong và ngoài thành phố có thể được di chuyển dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, hơn rất nhiều.

Xây dựng thêm các tuyến đường trọng điểm

Cụ thể, ngoài việc quy hoạch và triển khai đồng bộ các tuyến đường vành đai chính. Thì thành phố cũng cho triển khai các tuyến đường song song phụ trợ. Nhằm giảm tải cho các tuyến chính hướng đi vào trung tâm thủ đô. Với các tuyến cao tốc phát triển dọc theo hành lang kinh tế. Để giúp kết nối các khu đô thị hạt nhân, cùng với trung tâm thành phố. Điển hình trong đó có thể kể đến các công trình như sau:

  • Tuyến đường quốc lộ 32
  • Tuyến đường quốc lộ 1A, 1B
  • Tuyến đường quốc lộ 3
  • Tuyến đường quốc lộ 5
  • Tuyến đường quốc lộ 6
  • Tuyến đường Láng- Hòa Lạc
  • Tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên
  • Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam..
Xây dựng các tuyến đường trọng điểm
Xây dựng các tuyến đường trọng điểm

Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ khác

Đặc biệt, thành phố Hà Nội cũng đang chú trọng đẩy mạnh việc triển khai các tuyến đường. Giúp cho kết nối tới các tiện ích ở khu vực trung tâm và ngoại ô thành phố. Nhằm kéo theo sự thúc đẩy phát triển của những vùng phụ cận nội thành, cụ thể như: 

  • Xây dựng thêm mới 7 cây cầu và 1 hầm bắc qua sông Hồng. Nhằm khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho các quận huyện khu vực phía Bắc, phía Đông sông Hồng. Cũng như là các tỉnh thành lân cận của thủ đô.
  • Xây dựng hệ thống giao thông các nút giao cắt và hoàn thiện hệ thống bến, bãi đỗ xe đầu mối. Điều này nhằm đảm bảo quy hoạch chung của thành phố được đồng bộ, khang trang, sạch đẹp hơn cả.
Xây dựng các tuyến đường qua các con sông
Xây dựng các tuyến đường qua các con sông

Xây dựng các tuyến đường kết nối các khu vực trong thủ đô

Hoàn thiện các tuyến đường để có thể kết nối nhanh chóng các tiện ích tới các khu đô thị vệ tinh như: 

  • Tuyến đường Tây Thăng Long và Trục Thăng Long giúp nối Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hòa Lạc
  • Tuyến đường Hà Đông – Xuân Mai
  • Tuyến đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên
  • Tuyến đường sinh thái nông nghiệp nằm trên trục Bắc Nam cũ
  • Tuyến đường Xuân Mai – Quan Sơn – Đại Nghĩa
  • Tuyến đường Đỗ Xá – Quan Sơn

Cũng trong quy hoạch này thì thủ đô Hà Nội còn tập trung triển khai hoàn thiện nhiều tuyến đường chạy dọc theo các dòng sông sinh thái. Để có thể kết hợp du lịch với vận tải đường thủy.

Ngoài ra, với các tuyến đường dành cho xe buýt nhanh cũng được thủ đô chú trọng và phát triển nhanh chóng. Nhằm kết nối trực tiếp từ khu vực trung tâm đến các khu đô thị vệ tinh khác. Nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của toàn bộ cư dân và công cộng sinh sống nơi đây.

Riêng về các tuyến đường sắt sẽ được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp. Nhằm đảm bảo cho nhu cầu vận chuyển, di chuyển khối lượng lớn và nhanh của cư dân trong và ngoài thủ đô.

Xây dựng các tuyến đường giúp kết nối các khu vực thuận tiện hơn
Xây dựng các tuyến đường giúp kết nối các khu vực thuận tiện hơn

Thông tin về quy hoạch đường hàng không

Theo như quy hoạch từ nay cho đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Thì sân bay quốc tế Nội Bài của thủ đô Hà Nội chúng ta sẽ được nâng cấp trở thành cảng hàng không lớn nhất phía Bắc. Với công suất phục vụ là 50 triệu khách trên một năm, sau năm 2030.

Riêng về sân bay Gia Lâm sẽ phục vụ cho các chuyến bay nội địa là chính.

Thông tin về quy hoạch đường thủy

  • Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành cải tạo các dòng sông Đáy, sông Tích. Với mục đích để sớm phục hồi các tuyến đường thủy. Nhằm đáp ứng nhu cầu du nông nghiệp và phục vụ cho du lịch trong tương lai không xa.
  • Đối với tuyến sông Hồng, cũng như như là các tuyến đường thủy để kết nối trực tiếp với cảng biển cửa ngõ Hải Phòng, Quảng Ninh. Thì hiện nay thành phố đã và đang tiếp tục khai thông và đẩy mạnh triệt để vấn đề này.
  • Riêng đối với các cảng sông vùng Sơn Tây của thủ đô Hà Nội. Thì dự án quy hoạch sẽ tiến hành xây dựng, nâng cấp và cải tạo theo hướng hiện đại hơn. Nhằm phục vụ cho nhu cầu của cư dân các vùng lân cận.
  • Ngoài ra Hà Nội cũng đang cố gắng đẩy mạnh liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam. Nhằm thúc đẩy nhanh giao thương, hỗ trợ cho các tỉnh thành cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn.
Quy hoạch về đường thủy tại Hà Nội
Quy hoạch về đường thủy tại Hà Nội

Thông tin về quy hoạch đường sắt đô thị

Theo như quy hoạch từ nay cho đến năm 2030. Thì Hà Nội sẽ triển khai tổng cả là 8 tuyến đường sắt đô thị, có tổng chiều dài lên đến 318km. Nhằm kết nối khu nội đô với các khu đô thị vệ tinh khác, cùng với vùng ven thành phố. Cụ thể như sau:

Quy hoạch các tuyến đường sắt tại Hà Nội
Quy hoạch các tuyến đường sắt tại Hà Nội

Tuyến đường sắt số 1

Đây là tuyến đường kết hợp giữa đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia.  Nó có chiều dài khoảng 38,7km, giúp kết nối các vùng từ Ngọc Hồi –  Yên Viên – Như Quỳnh.

Tuyến đường sắt số 2

Là tuyến đường sắt có chiều dài khoảng 35,2m km. Giúp kết nối sân bay Nội Bài – Trung tâm thành phố – Thượng Đình.

Tuyến đường sắt số 3

Là tuyến đường sắt có chiều dài khoảng 21km. Giúp kết nối khu vực Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai. Hiện tuyến đường này đang tiến hành thi công, dự kiến hoạt động vào 2023. Sau đó sẽ còn tiếp tục phát triển tuyến đường này đến Sơn Tây với tổng chiều dài dự kiến khoảng 48km.

Tuyến đường sắt số 3
Tuyến đường sắt số 3

Tuyến đường sắt số 4

Là tuyến đường sắt có chiều dài khoảng 53,1km và có dạng vòng tròn. Giúp kết nối với các tuyến 1,2,3 và 5. Nó có điểm khởi đầu tại huyện Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Bắc Từ Liêm – Thượng Cát và kết thúc tại Mê Linh.

Tuyến đường sắt số 5

Là tuyến đường có chiều dài khoảng 39km, giúp kết nối các địa điểm Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc.

Tuyến đường sắt số 6

Là một tuyến đường có chiều dài khoảng 43km. Giúp kết nối khu vực Nội Bài –  khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi. Đồng thời còn là nơi kết nối với các tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội.

Tuyến đường sắt số 7

Đây là tuyến đường có chiều dài khoảng 35km, giúp kết nối các tuyến Mê Linh – đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội. Đồng thời nó còn giúp kết nối với các tuyến số 4 tại Đại Mạch và Tây Tựu và tuyến số 6 ngay tại Dương Nội

Tuyến đường sắt số 8

Là tuyến đường có chiều dài khoảng 28km. Tuyến đường này có điểm bắt đầu ngay tại Cổ Nhuế – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng và kết thúc tại Dương Xá.

Cũng theo như trong dự kiến từ nay cho đến 2030. Thì thành phố Hà Nội sẽ triển khai hoàn thiện và đi vào vận hành một số tuyến chạy trước. Bao gồm các tuyến đường như sau:

  • Tuyến đường số 1: Đoạn từ Ngọc Hồi đến Yên Viên
  • Tuyến số 2 gồm các đoạn: Đoạn từ Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo, đoạn từ Trần Hưng Đạo- Thượng Đình và đoạn từ Nam Thăng Long- Nội Bài
  • Tuyến đường số 3 bao gồm các đoạn: Đoạn từ Nhổn – Ga Hà Nội, đoạn từ Ga Hà Nội – Hoàng Mai, đoạn từ Nhổn – Trôi – Phùng
  • Tuyến đường số 5: Đoạn từ Văn Cao – đường Vành đai 4
  • Tuyến đường số 8: Đoạn từ Sơn Đồng – Mai Dịch.

Đối với các tuyến đường sắt còn lại, thành phố sẽ sớm triển khai và thực hiện. Nhằm đảm bảo để đưa vào vận hành đồng bộ sau năm 2030 trở đi.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đồng
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đồng

Lời kết

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã cập nhật nhất về quy hoạch giao thông Hà Nội đến 2030. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý bạn đọc trong việc tìm hiểu, đánh giá các dự án. Cũng như từ đó sẽ đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất cho mình.

Trả lời