Quy hoạch sông Hồng là dự án quy hoạch đang được nhiều NĐT và người dân Hà Nội quan tâm. Theo đánh giá đây là bước khởi động giúp Hà Nội tận dụng hiệu quả được quỹ đất giá trị. Vậy việc trên thực tế dự án này sẽ được triển khai như thế nào? Cùng xem ngay phần tổng hợp tin tức mới nhất về Quy hoạch sông Hồng 2022 ngay sau đây nhé!
Mục tiêu triển khai của quy hoạch sông Hồng là gì?
Quy hoạch sông Hồng là bản đồ thể hiện các định hướng cụ thể của đồ án Quy hoạch xây dựng Thủ Đô. Được triển khai trong giai đoạn 2030 tầm nhìn đến năm 2050 với 3 mục tiêu chính như sau:
- Xây dựng đồng thời cùng với các quy hoạch phòng chống lũ lụt thiên tai và xây dựng đê điều. Với mục tiêu đồng bộ và hoàn thiện các quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng của Thủ Đô.
- Đảm bảo an toàn cho hệ thống giao thông đường thủy của thành phố và khu vực lân cận. Cùng với đó là ổn định dòng nước chảy và ngăn chặn tình trạng ngập lụt có thể xảy ra. Dựa trên việc ổn định hệ thống đê điều theo các tiêu chuẩn được nhà nước đề ra
- Thiết lập hành lang xanh cho HST sông Hồng dựa trên việc kế thừa các giá trị t văn hóa – lịch sử. Từ đó thúc đẩy và khai thác hiệu quả những thế mạnh tiềm năng sẵn có của khu vực

Quy hoạch sông Hồng tổng quan về quy mô diện tích
Về tổng quan phạm vi quy hoạch nằm trong khu vực hành chính của 55 xã phường. Nhìn từ bản đồ quy hoạch sẽ thấy dự án trải dài trên 13 quận huyện có chiều dài 40km. Bắt đầu từ chân cầu Hồng Hà đến chân cầu Mễ Sở.
Theo đó tổng diện tích quy hoạch đô thị sông Hồng có diện tích gần 11.000 ha. Trong đó phần diện tích sông Hồng đã chiếm khoảng 33% (khoảng 3.600 ha) của quy hoạch. Phần còn lại sẽ là diện tích bãi sông rộng hơn 5.400 ha và khu vực dân cư có sẵn. Đánh giá cho thấy đây đều là các khu dân cư đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Có thể kể ra một số cái tên điển hình như Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt, Quảng An, Tứ Liên,…Ngoài ra trong quy hoạch còn có diện tích đất xây dựng công trình hạ tầng xã hội công cộng. Bao gồm đường giao thông, trường học, công trình hạ tầng.
Theo kế hoạch dự kiến tổng dân số của dự án tính đến 2030 sẽ vào khoảng 300.000 người. Bao gồm 215.000 người thuộc nhóm dân số hiện hữu và 85.000 người thuộc nhóm dân số mới.

Triển khai quy hoạch sông Hồng với từng phân khu ra sao?
Triển khai quy hoạch sông Hồng đối với từng phân khu như thế nào? Chắc hẳn đây là nội dung mà bạn đọc nào quan tâm cũng muốn tìm hiểu. Vậy thì sau đây mời các bạn cùng tham khảo ở phần nội dung bên dưới nhé!
Khu vực từ cầu Hồng Hà đến cầu Thăng Long
Khu vực này sẽ được thành phố Hà Nội bố trí thành các không gian sinh thái. Với mục đích bảo tồn các đặc điểm tự nhiên và khí hậu và thổ nhưỡng.Theo đó phạm vi quy hoạch sẽ bao gồm quận Bắc Từ Liêm, huyện Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng.
Tại đây cũng sẽ xây dựng lên các công viên chủ đề theo mô hình trang trại sinh thái kết hợp nông nghiệp đô thị. Nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động giải trí, du lịch, thương mại dịch vụ

Khu vực từ cầu Thăng Long tới cầu Thanh Trì
Khu vực từ cầu Thăng Long tới cầu Thanh Trì là phần trung tâm của phân khu đô thị sông Hồng. Chúng được chia thành hai khu vực nhỏ như sau:
- Toàn bộ diện tích đất chạy theo hướng Bắc là các khu dân cư đô thị hóa. Thuộc các huyện Đông Anh, Long Biên và khu đất bãi đang được nghiên cứu xây dựng.
- Toàn bộ diện tích đất chạy theo hướng Nam sẽ thuộc vào quy hoạch các quận nội đô. Bao gồm Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.
Theo quy hoạch khu vực này sẽ trở thành một khu vực năng động linh hoạt trong tương lai. Được thể hiện ở các công trình văn hóa, công trình công cộng, thương mại dịch vụ và cảnh quan. Với mục tiêu tăng cường tính giải trí và tiện ích cho cư dân thuộc khu đô thị bãi giữa. Cũng như gia tăng sự liên kết của trục không gian Hồ Tây và Cổ Loa.

Khu vực cầu Thanh Trì tới cầu Mễ Sở
Được xem là khu vực trung tâm của không gian sinh thái đô thị sông Hồng. Nơi đây tập trung chủ yếu các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây cảnh, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Đồng thời tập trung lưu giữ và phát triển di tích lịch sử còn tồn tại cho đến này.
Theo quy hoạch, khu vực này được định hướng trở thành nơi bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa. Phục vụ cho việc phát triển du lịch cũng như thương mại, dịch vụ, vận chuyển. Nhất là ở khu vực làng nghề Bát Tràng.
Định hướng không gian theo quy hoạch sông Hồng ra sao?
Theo định hướng chung chức năng chính của khu vực này là trở thành không gian tiêu thoát lũ. Cụ thể là tại khu vực đô thị trung tâm giai đoạn 2030 tầm nhìn tới 2050. Thành phố HN đã lên kế hoạch xây dựng bố trí không gian thoát lũ dựa trên các nguyên tắc:
- Không nâng cao các tuyến đê hiện đang có
- Không thu hẹp không gian tiêu thoát lũ
- Không đề xuất thêm các giải pháp xây dựng đê mới trong khu vực có đê cũ
- Không làm biến đổi các tiêu chuẩn và mục tiêu phòng chống lũ lụt của hệ thống sông Hồng
Theo kế hoạch Quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ kéo dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Theo đó dự án sẽ có các cảnh quan chính được xây dựng bao gồm:
- Các công trình công cộng
- Các công viên cây xanh theo chuyên đề
- Các không gian du lịch, văn hóa giải trí mang biểu tượng Thủ Đô
- Trục không gian văn hóa – lịch sử – sinh thái Cổ Loa Hồ Tây
- Cải tạo và nâng cấp lại hệ thống dân cư đang hiện hữu
- Bảo tồn toàn bộ các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị
- Khai thác hiệu quả quỹ đất mới để phát triển hạ tầng đô thị. Nhằm thiết lập diện mạo mới cho cảnh quan đô thị nằm dọc bên sông Hồng

Những tác động tích cực của quy hoạch sông Hồng là gì?
Ngay khi quy hoạch sông Hồng được phê duyệt và có kế hoạch triển khai trong thực tế. Đã tạo ra nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản tại phía Đông thành phố.
Theo đánh giá khu vực quy hoạch chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 5 – 15km. Nơi đây sở hữu quỹ đất lớn và hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Đồng thời còn đang được xây dựng triển khai rất nhiều các khu đô thị theo mô hình nghỉ dưỡng. Nổi bật với mật độ cây xanh, mặt nước lớn mang đến không gian yên bình được đánh giá cao. Đây chính là yếu tố thúc đẩy hạ tầng khu vực có bước phát triển mạnh mẽ. Đồng thời cũng khiến cho giá trị bất động sản liên tục tăng cao qua mỗi năm
Theo nhận định hiện tại khu nhà ở thấp tầng thuộc quy hoạch dự án đang là sản phẩm chính. Tuy nhiên quy mô triển khai xây dựng đang con nhỏ và chưa thực sự đồng bộ. Đây sẽ là cơ hội tiềm năng cho các dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị lớn. Không chỉ của thành phố mà còn với các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh.

Giá bán bất động sản sau khi có đề án quy hoạch sông Hồng
Như đã đề cập khu vực này tập chung chủ yếu các sản phẩm nhà ở thấp tầng. Cụ thể là nhà liền kề và biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng.
Từ những thông tin nhà đất thu thập được từ các quận huyện phía đông thành phố. Có thể thấy khu vực Gia Lâm Long Biên hiện đang có khoảng 8.100 căn thấp tầng. Chiếm khoảng 15% tổng số sản phẩm nhà ở thấp tầng tại khu vực Hà Nội. Chứng tỏ nguồn cung và các sản phẩm nhà ở thấp tầng hiện đang còn hạn chế.
Tuy nhiên nhu cầu lui về sinh sống tại phía Đông Thành phố của cư dân hiện nay đang rất lớn. Nhất là sau đại dịch covid bùng phát dữ dội trong giai đoạn từ 2019 – 2021. Đây cũng là lý do khiến cho giá bán các bất động sản này luôn ở mức cạnh tranh. Thậm chí cao hơn hẳn so với nhiều khu vực khác nhờ sự nâng cấp mạnh mẽ về hạ tầng giao thông xã hội. Thể hiện ở các trung tâm thương mại, bệnh viên quốc tế, công viên lớn.

Khi quy hoạch triển khai người dân có phải di dời không?
Những khu vực dân cư nằm trong bản đồ quy hoạch sông Hồng mới được cập nhật. Liệu khi triển khai quy hoạch có phải di rời hay không?
Theo đó những khu vực dân cư thuộc các khu vực sau đây không phải di dời.
- Thanh Trì 1, Thanh Trì 2
- Tráng Việt, Liên Mạc
- Nhật Tân, Thượng Cát, Từ Liên
- Hoàng Mai, Tàm Xá
- Long Biên – Cự Khối, Đông Dư – Bát Tràng, Chu Phan, Ngọc Thụy
Những khu vực khác chưa có công trình giao thông công cộng được xây dựng. Cụ thể là Kim Lan – Văn Đức, Đông Dư – Bát Tràng, Hoàng Mai – Thanh Trì có thể đưa vào khai thác. Do đó nếu chúng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu nhà ở, phát triển kinh tế – xã hội. Khả năng cao người dân những khu vực này sẽ phải di dời theo chủ chương chung.

Lời kết
Vừa rồi là toàn bộ thông tin cụ thể chi tiết về Quy hoạch sông Hồng. Có thể nói đây là dự án mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho thành phố Hà Nội. Cũng như những nhà đầu tư bất động sản đang tìm kiếm kênh đầu tư tại phía Đông thành phố. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều hơn nữa các dự án quy hoạch quan trọng nhé