Thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng

Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Hồng có gì đặc biệt mà đang thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng. Đây là dự án được các cơ quan ban ngành lãnh đạo thành phố Hà Nội đầu tư và kỳ vọng nhiều. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiến về quy hoạch dự án này nhé!

Giới thiệu thông tin về Đồng Bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng hay còn có tên gọi là Châu thổ Bắc bộ là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình. Thuộc khu vực Bắc Bộ của Việt Nam chúng ta. Đồng bằng sông Hồng bao gồm có tất cả là 10 tỉnh thành. Trong số đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh và 12 thành phố trực thuộc tỉnh. Đây cũng chính là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam lên khoảng 1.064 người/km2, dân số là 22 triệu người.

Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu. Khác với vùng chân núi “trung du” và núi cao “thượng du”. Nó cũng không giống như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên là không có núi. Bởi vì thế ở khu vực này họ thường gọi là “châu thổ sông Hồng”.

Đồng bằng sông Hồng được trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (thuộc khu vực huyện Lập Thạch). Cho tới vùng bãi bồi dao động 19°5´B (thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì, Hà Nội) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích khoảng  21.259,6 km², mật độ dao động tầm 4,5% tổng diện tích cả nước.

 Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Hồng

Chi tiết về các tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng

Tính đến ngày 22/9/2021, thì khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng hiện đang có

  • 1 đô thị thuộc loại đặc biệt là: thành phố Hà Nội.
  • 1 thành phố là đô thị loại I trực thuộc trung ương đó là: Hải Phòng.
  • 3 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Tỉnh Nam Định, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hải Dương.
  • 4 thành phố là đô thị loại II: tỉnh Thái Bình, tỉnh Vĩnh Yên, Ninh Bình, Phủ Lý.
  • 6 đô thị loại III bao gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Hưng Yên, Tam Điệp, Phúc Yên, Chí Linh, Từ Sơn và 1 thị xã: Sơn Tây.
  • 8 đô thị loại IV bao gồm có 3 thị xã: Mỹ Hào, Kinh Môn, Duy Tiên. Có 1 huyện Thuận Thành và 4 thị trấn: Thịnh Long, Diêm Điền, Như Quỳnh, Phố Mới.
Các tỉnh thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng
Các tỉnh thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng

Chi tiết về đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng hiện đang có 1.314,45 nghìn ha, chiếm khoảng 4,71% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước. So với năm 2020 giảm 117,71 nghìn ha.

Đất dùng cho trồng lúa

Vùng Đồng bằng sông Hồng hiện đang có 459,41 nghìn ha. Đất chuyên dùng cho trồng lúa nước 442,76 nghìn ha, chiếm phần 12,87% diện tích đất trồng lúa của cả nước. So với năm 2020 giảm 101,51 nghìn ha. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại những tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương,…

 Đất dùng để trồng lúa
Đất dùng để trồng lúa

Đất rừng phòng hộ

Vùng Đồng bằng sông Hồng hiện đang có 163,88 nghìn ha, chiếm khoảng 3,18% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước. So với năm 2020 diện tích đất tăng 1,27 nghìn ha. Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố và tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành như là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình,…;

Đất rừng đặc dụng

Vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay đang có 78,41 nghìn ha. Diện tích đất này không bao gồm diện tích đất bãi bồi và mặt nước ven biển. Nó đang chiếm khoảng 3,33% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước. So với năm 2020 thì diện tích này có tăng 1,00 nghìn ha. Tiếp tục củng cố và bảo vệ nhiều khu rừng đặc dụng hiện đang có như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy,… Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hóa truyền thống và cảnh quan trong vùng

Đất rừng đặc dụng được phân bố và tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng,…

Đất rừng sản xuất

Vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay đang có 240,30 nghìn ha. Trong đó đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên có diện tích 64,66 ha. Chiếm khoảng 2,88% diện tích rừng sản xuất của cả nước. So với năm 2020 diện tích đất giảm 35,15 nghìn ha. Đất rừng sản xuất phân bố và tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành như: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hải Dương,…;

Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất

Đất phi nông nghiệp

Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 787,34 nghìn ha. So với năm 2020 tăng 152,32 nghìn ha, chiếm khoảng 37,05% diện tích tự nhiên của vùng. Đồng thời chiếm 16,46% diện tích đất phi nông nghiệp của cả nước;

Đất khu công nghiệp

Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất công nghiệp 52,21 nghìn ha (gồm có 142 khu công nghiệp). So với năm 2020 tăng 32,26 nghìn ha, chiếm khoảng 25,37% diện tích đất khu công nghiệp của cả nước

Đất hạ tầng giao thông

Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích đất hạ tầng giao thông 176,10 nghìn ha. Chiếm khoảng 19,10% diện tích đất hạ tầng giao thông của cả nước. So với năm 2020 tăng 35,34 nghìn ha.

 Đất cho hạ tầng giao thông
Đất cho hạ tầng giao thông

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng với mục đích gì?

Bản đồ quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được xây dựng. Nhằm mục tiêu cụ thể hóa các định hướng chung trong đồ án Quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch đồng bằng sông Hồng bao gồm 3 mục tiêu sau:

  • Mục tiêu về quy hoạch: Triển khai cùng lúc các loại hình quy hoạch như xây dựng đê điều, phòng chống thiên tai, lũ lụt. Quy hoạch sông Hồng đoạn đi ngang qua thành phố Hà Nội, chạy dọc theo địa giới mở rộng. Nhằm phù hợp với mục đích đồng bộ về quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố. 
  • Mục tiêu đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ: Dự án quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được thực hiện. Nhằm đảm bảo an toàn về hệ thống giao thông đường thủy, giúp ngăn chặn tình trạng ngập lụt, ổn định dòng nước chảy. Dựa trên cơ sở ổn định về hệ thống đê điều theo tiêu chuẩn. 
  • Định hướng về tương lai: Trên cơ sở kế thừa truyền thống văn hóa – lịch sử của vùng đất Thủ đô. Đồng thời phát huy các yếu tố thuận lợi, dự án quy hoạch đồng bằng sông Hồng có mục đích khai thác triệt để tiềm năng, về điều kiện tự nhiên có sẵn trong khu vực. 
Mục đích quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
Mục đích quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch đồng bằng sông Hồng

Dự án quy hoạch phân khu của khu đô thị sông Hồng nằm trong địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận huyện. Chi tiết về quy hoạch sông đồng bằng Sông Hồng của từng khu vực như sau:

Quy hoạch đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Thăng Long

Khu vực này được quy hoạch để trở thành không gian sinh thái. Giúp bảo tồn tính tự nhiên, dựa trên cơ sở các làng xóm ven đô dần đô thị hóa. Trên các khu đất nông nghiệp, đất bãi của các quận huyện: Đông Anh, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm và Mê Linh. 

Bên cạnh đó, đoạn từ cầu Hồng Hà cho đến cầu Thăng Long. Cũng được định hướng để phát triển thành các công viên chuyên đề với mô hình nông nghiệp đô thị. Cùng với các khu trang trại sinh thái nhằm phục vụ cho công tác thương mại, du lịch, dịch vụ và vận chuyển. 

Quy hoạch đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì

Đoạn từ cầu Thăng Long cho đến cầu Thanh Trì là khu vực trung tâm của phân khu đô thị sông Hồng. Nó sẽ bao gồm cụ thể như sau:

  • Phía Bắc gồm có khu đất bãi được nghiên cứu xây dựng và làng xóm khu đô thị hóa. Thuộc vào các quận huyện như là: Đông Anh, Long Biên. 
  • Phía Nam thuộc vào các quận nội đô như: Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ. 

Khu vực này sẽ được định hướng trở thành khu đa chức năng. Với các công trình thương mại dịch vụ, không gian cảnh quan và văn hóa cộng đồng. Nhằm gia tăng thêm tính giải trí tiện nghi của đô thị. Ngay ở trục không gian lịch sử, khu bãi giữa liên kết với Cổ Loa và Hồ Tây. 

Quy hoạch đoạn từ cầu Thanh Trì cho đến cầu Mễ Sở

Địa điểm này sẽ bao gồm các khu nông nghiệp như là khu để trồng rau, hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản, cây cảnh. Cũng như là các công trình di tích lịch sử và phát triển các làng nông nghiệp truyền thống. 

Khu vực này đang được định hướng để có thể bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên, văn hóa. Nhằm phục vụ cho du lịch và phát triển đa chức năng. Gắn với các hoạt động như là vận chuyển, dịch vụ, thương mại và làng nghề Bát Tràng. 

bản đồ quy hoạch đồng bằng Sông Hồng
bản đồ quy hoạch đồng bằng Sông Hồng

Thực hiện quy hoạch đồng bằng sông Hồng người dân có phải di dời không?

Theo như trên bản đồ quy hoạch đồng bằng sông Hồng mới nhất. Thì người dân đang sinh sống tại các khu vực kể trên họ sẽ phải di dời đi nơi khác? 

Người dân đang sinh sống và cư trú tại các khu vực dân cư hiện có. Bao gồm như trên địa phận của huyện Thanh Trì 1, Thanh Trì 2, Tráng Việt, Liên Mạc, Nhật Tân, Thượng Cát, Từ Liêm, Hoàng Mai, Tàm Xá, Long Biên – Cự Khối, Đông Dư – Bát Tràng, Chu Phan, Ngọc Thụy sẽ tiếp tục sinh sống tại đây, không cần di dời.  

Các khu vực chưa có công trình xây dựng như là ở Kim Lan – Văn Đức, Đông Dư – Bát Tràng, Hoàng Mai – Thanh Trì. ở khu vực Kim Lan thì có thể nghiên cứu để khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở. Hay là các công trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội theo quy định tại Điều 26 Luật Đê Điều. Diện tích đất xây dựng cho các hạng mục này cũng không được vượt quá 5% diện tích bãi sông. 

Dân cư xung quanh đồng bằng sông Hồng
Dân cư xung quanh đồng bằng sông Hồng

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng mới nhất. Hy vọng với những thông tin này nó có thể trang bị thêm cho bạn đọc thật nhiều kiến thức hữu ích. Chúc quý khách hàng sẽ lựa chọn cho mình được sản phẩm bất động sản như ý. 

Trả lời